Tóm tắt
Visa đi các nước phát triển trên thế giới ngày càng trở thành niềm ao ước của nhiều du khách mọi lãnh thổ nói chung và của công dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp bị từ chối không chỉ ngay lần đầu xin visa mà kể cả khi gia hạn thị thực. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng visa bị từ chối như vậy? Hãy cùng Visa 4F tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1 Lý do bị từ chối visa là gì?
1.1 Từ chối visa do hồ sơ mâu thuẫn, không đủ tin cậy Có không ít người bất chấp làm giấy tờ giả mạo với mong muốn đậu visa.
Tuy nhiên, Cục xuất nhập cảnh và Cơ quan lãnh sự các nước là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Cho nên họ dễ dàng phát hiện ra những sai phạm trong hồ sơ xin visa của bạn. Bên cạnh đó, với những người lần đầu làm thủ tục xin visa cũng thường mắc các sai lầm trong quá trình hoàn thiện hồ sơ như: Điền sai thông tin trong tờ khai, thông tin không trùng khớp với các giấy tờ khác, sai lệch về thông tin bản thân và thông tin của người bảo lãnh, không chứng minh được mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh,…
1.2. Thiếu lịch sử du lịch Đối với những người lần đầu tiên xin visa, lịch sử du lịch mạnh là điều kiện quan trọng nhất để xin visa các nước phát triển.
Đây là cách chứng minh cho nhân viên xét hồ sơ rằng bạn thích đi du lịch và mục đích chuyến đi của bạn là tham quan đất nước của họ. Khi hộ chiếu còn trắng thì xác suất được cấp visa du lịch tự túc các nước phát triển là rất thấp. Để tăng khả năng có visa, bạn nên du lịch trước tới các nước miễn visa cho người Việt, chẳng hạn như khu vực Đông Nam Á. Sau đó, bạn đi thêm một số nước và vùng lãnh thổ ở gần mà xin visa không quá khó như Hàn Quốc, Trung Quốc… Bạn có thể xin visa du lịch tự túc hoặc đi theo tour để đơn giản hơn.
1.3. Chưa nêu rõ mục đích chuyến đi Điều quan trọng mà bạn phải chuẩn bị thật kỹ là các giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi.
Bạn phải chứng minh cho người xét hồ sơ rằng bạn sang nước họ để du lịch chứ không vì mục đích nào khác. Thông thường, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để làm mạnh hồ sơ: – Lịch trình chuyến đi: Chi tiết từng giờ, phút: ăn gì, ngủ ở đâu, tham quan cái gì…
– Vé máy bay khứ hồi: Nhiều du khách chỉ đặt chỗ trước, trả tiền sau phòng trường hợp bị từ chối visa. Theo kinh nghiệm của Thành Cơ và Xuân Hòa là nộp vé máy bay đã trả tiền. Để có giá rẻ, bạn cần mua sớm, có thể trước một năm. – Đặt phòng khách sạn: Có thể đặt trên Booking hoặc Agoda, dạng thanh toán sau và có thể hủy miễn phí. – Bảo hiểm du lịch: Bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch cho tất cả các ngày tương ứng với lịch trình chuyến đi. – Bảng kinh phí dự trù cho chuyến đi: Một bảng Excel, liệt kê tất cả các chi phí phát sinh trong chuyến đi. Đây là giấy tờ không bắt buộc, song với freelancer thì được khuyên làm. – Giấy tờ khác: Xác nhận đặt landtour, vé tham quan các điểm du lịch nổi tiếng qua mạng…
1.4. Chứng minh tài chính không hợp lệ Bạn cần chứng minh mình có thu nhập ổn định để chi trả cho chuyến đi và cuộc sống của bạn ở Việt Nam.
Các giấy tờ cần thiết gồm: – Sổ tiết kiệm: Không có quy định chính xác nhưng lời khuyên là số tiền gửi phải nhiều hơn 1,5 đến 2 lần số tiền cần thiết cho chuyến đi mà bạn đã ghi trong bảng kinh phí dự trù. Nói chung, bạn cần có sổ tiết kiệm khoảng 150-200 triệu đồng. – Sao kê ngân hàng: Sao kê tài khoản ngân hàng 3-6 tháng gần nhất (tốt nhất nên sao kê 6 tháng). Giấy tờ này chứng minh việc chi tiêu của bạn. Bạn nên dùng bút màu khoanh những khoản thu nhập được trả lương. – Thẻ tín dụng: Nếu dùng thẻ tín dụng thì nên xin xác nhận hạn mức tín dụng. – Giấy tờ nhà đất, sổ đỏ, giấy tờ xe, xác nhận số dư tài khoản chứng khoán: Đây là các giấy tờ không bắt buộc nhưng giúp tăng khả năng đậu visa. Trường hợp số dư tài khoản ngân hàng của bạn trên 150 triệu đồng, bạn có thể không cần sổ tiết kiệm. Xuân Hòa từng nhiều lần chỉ nộp Sao kê tài khoản ngân hàng với số dư trên 150 triệu đồng mà không nộp sổ tiết kiệm. Bạn không nên “khoe” sổ tiết kiệm nhiều tỷ vì phải chứng minh được nguồn gốc số tiền đó. Nếu bạn có rất nhiều tiền mà không có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì hoàn toàn có thể bị từ chối cấp visa. Ngoài ra, nhân viên xét hồ sơ sẽ nghĩ bạn có thể ở lại nước họ để sinh sống, hưởng thụ cuộc sống.
Mỗi nước có một yêu cầu khác nhau về thời gian mở sổ tiết kiệm và thời hạn của khoản tiết kiệm. Nhiều nước không coi trọng thời gian mở sổ tiết kiệm nhưng có quốc gia đòi hỏi sổ tiết kiệm phải được mở tối thiểu 3 hoặc 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa. Bạn nên đọc kỹ yêu cầu này.
2 Những điểu nên và không nên để không bị từ chối visa lần 2:
2.1. Nên – Nếu có điều kiện, lịch sự hỏi người xét duyệt tại sao mình bị từ chối visa hoặc nghiên cứu kỹ lý do nêu trong giấy tờ từ chối hồ sơ của bạn.
– Sau khi tập hợp đủ điều kiện, chú ý làm hồ sơ thật sớm bởi nếu để quá lâu, khả năng bị loại cũng tăng cao. – Nếu cần visa trong thời gian gấp nên tìm tới các dịch vụ cấp visa của các công ty uy tín.
2.2. Không nên – Đặt vé máy bay, các dịch vụ đi kèm trước khi chắc chắn có được visa.
– Làm đơn kháng cáo với Lãnh sự quán vì những trường hợp này thường không được giải quyết, lại mất thời gian. Thay đổi toàn bộ thông tin so với lần đầu nộp đơn (chỉ nên sửa đổi, bổ sung những phần sai sót, chưa hợp lý). Hi vọng một số thông tin trên giúp bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho hồ sơ xin visa của mình, có cái nhìn tổng quan về cách thẩm tra, đánh giá hồ sơ của Lãnh sự. Từ đó, có căn cứ để chuẩn bị lại hồ sơ xin visa một cách đầy đủ, thuyết phục và hợp lý hơn.
Với đội ngũ nhân viên giàu năng lực và kinh nghiệm trong ngành thị thực, Visa 4F đảm bảo sẽ mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ tỷ lệ đỗ visa lên mức cao nhất.